Trải nghiệm của bạn có tốt chưa?

Không phải tự nhiên mà những người năng chia sẻ lại thu hút được sự quan tâm của nhiều người đến vậy. Họ nói về câu chuyện, trải nghiệm, những cái họ học được, những vấn đề họ mắc phải,… và ti tỉ thứ trong cuộc sống giúp bạn có thêm kinh nghiệm, con mắt tổng quan và tránh va vấp không đáng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn chia sẻ, và cũng có nhiều người không muốn nghe câu chuyện của người khác. Chẳng hạn là chuyện ông bà kể lại (vì cho rằng nó lạc hậu) hay đôi lời tâm sự của bọn trẻ đi học.

Cũng đúng, cũng sai, nhưng cũng chẳng có tiêu chuẩn đúng sai. Chỉ là hợp với ai, tiếp nhận được gì, học được gì. Mà không thiệt, nghe được nhiều vẫn là tốt hơn.

Vậy nên, đừng dành quá nhiều thời gian lướt mạng xã hội, đồng ý là giải trí, là nắm bắt tình hình nhanh. Nhưng có thời gian hãy ra ngoài, gặp gỡ nhiều người. Vừa cải thiện kỹ năng mềm, thêm được mối quan hệ, vừa có bài học mà ngồi nhà lướt mạng giải trí cả tháng cũng không có nổi.

Một vấn đề đặt ra là làm sao để họ bắt chuyện được với con người, để khiến họ nói ra những điều mình muốn nghe, làm sao để họ mở lòng.

Cuộc sống cho bạn trải nghiệm

Khi dường như mọi thay đổi tích cực bị chiếm lấy bởi những thất bại, bạn hoài nghi về những điều thành công mà người ta hay nói. Nếu đâu đó trải nghiệm của bạn là thất bại, hãy bỏ thêm chút thời gian để nhắm chút dư vị còn lại của chính mình.

Bạn bước tới khi người khác bỏ đi tìm một chân lý mới, có thể chính bản thân bạn còn đang loay hoay tìm cho mình một lối đi. Và nếu trải nghiệm cho bạn nhiều cung bậc hơn từ cuộc sống, vậy thì đừng ngại mà nhúng đôi chân vào làn nước lạnh giá bên dưới. Dẫu nó không cần như thế, bạn vẫn hài lòng vì mình dám chạm tới những thứ mà mình đang mong muốn.

Trải nghiệm ở đâu, với cái gì và bằng cách nào cũng không quan trọng bạn muốn chúng. Chính những thứ xa lạ sẽ giúp cho cảm xúc của bạn bình yên hơn, tự do hơn và tâm hồn bạn sẽ bình thản đón những những thứ mới mẽ. Đôi lúc nó là một khái niệm khác thường.

31 Bí quyết giao tiếp

  1. Trong một buổi xã giao, phải nghĩ đến cảm nhận của thiểu số.
  2. Dù cãi nhau kịch liệt thế nào, phẫn nộ ra sao, cũng không nên nói lời tổn thương lòng tự trọng của đối phương.
  3. Bạn có thể chê cười bạn mình, nhưng không thể chê cười sở thích, đặc biệt là thần tượng của họ.
  4. Trước mặt chê bai, sau lưng tán thưởng.
  5. Nhìn thấu nhưng không nói ra, cho người khác đường lui.
  6. Nếu bạn nhất định phải khoe khoang, hãy thêm một vài câu chuyện xấu hổ liên quan để trung hòa bầu không khí.
  7. Lần đầu gặp mặt nhất định phải nhớ tên đối phương.
  8. Đừng nói “không đúng”, hãy nói “đúng”.
  9. Lúc nói “cảm ơn” có thể thêm chữ “bạn” hoặc tên đối phương.
  10. Có một cách an ủi người khác chính là nói một vài chuyện bi thảm của mình, để đối phương nguôi ngoai một chút.
  11. Khi muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác, cuối câu hãy thêm hai chữ “được không”.
  12. Trong các cuộc nói chuyện đừng quá hiếu thắng, bạn thắng về đạo lý, nhưng sẽ thua ở mặt tình cảm.
  13. Lúc nói chuyện ít dùng từ “tôi”, dùng nhiều từ “bạn”.
  14. Dùng nhiều từ “chúng tôi”, “chúng ta” có thể nhanh chóng kéo gần khoảng cách một mối quan hệ.
  15. Lúc khen người khác, không nên khen chung chung, phải khen cụ thể chi tiết.
  16. Khen ngợi những ưu điểm ít người nhìn thấy, những phần đối phương mong muốn được khen ngợi.
  17. Dùng phương thức trêu đùa để khen người khác.
  18. Chân thành nói những lời thật lòng chứ không phải khó nghe.
  19. Đừng nói “Bạn có hiểu tôi nói gì không?”, hãy nói “Tôi nói có rõ ràng không?”
  20. Nói ra những suy nghĩ có chút dung tục trong lòng mình sẽ khiến đối phương quý mến hơn.
  21. Dùng phương thức chế nhạo thú vị, để nó trở thành điểm mạnh của bản thân.
  22. Đừng nói mãi về những nỗi khổ của mình, mỗi người đều có nỗi khổ riêng.
  23. Không nên nói “Tôi sớm đã cảnh báo bạn rồi”, “Tôi sớm đã biết chuyện này mà”.
  24. Lúc nói chuyện, nếu mình ngắt lời đối phương, hãy hỏi: “Vừa rồi bạn nói gì thế?”.
  25. Nếu nói đến chủ đề ăn uống, nhất định phải nhớ đối phương thích ăn gì.
  26. Lúc hưởng vinh quang, nên nhắc đến người khác.
  27. Lúc phải chịu trách nhiệm, đừng quên nhắc đến bản thân mình.
  28. Đừng quá giận dữ, phẫn nộ là một kiểu hủy hoại nhan sắc.
  29. Khi từ chối người khác, có thể tự trách mình trước,
  30. Lúc tìm người hợp tác, đừng chỉ nói bạn muốn gì, hãy nói bạn có thể cho đối phương những gì.
  31. Hãy tôn trọng và nhẫn nại, dù đó là người mà bạn thân thiết nhất.