One day, American psychologist William James bet with his friend Carlson “I will make you raise a bird”, Carlson heard but did not pay too much attention to James’ words, because he had not thought about raising birds.
A few days later, James presented Carlson with a beautiful and delicate birdcage. “I just see it as a craft,” says Carlson. Since then, anyone who comes to his house and sees an empty birdcage next to his desk will ask when his bird died. .
At first, Carlson patiently explained to each person that he had never kept birds before, that cage was just a gift from a friend. But, the number of people asking did not stop, making Carlson feel very annoyed. Reluctantly, Carlson went to the store to buy a bird and put it in the cage. This is the “bird cage effect”.
The “birdcage effect” refers to people if they randomly get something they don’t need, because they want to avoid waste or for other reasons, they will consciously or unconsciously continue to buy more things that they don’t need. no other need. The feature of the “birdcage effect” is that the psychological suggestion it produces will affect our behavior.
In everyday life, we can take advantage of the birdcage effect to form good habits. For example, if you want to form a reading habit, an open book is easier to read than a closed book. You can try opening the book you want to read next to your pillow, and you can see the effect immediately.
Sở dĩ thích em này vì ấn tượng với trang bìa quá, thiết kế đơn giản, không quá cầu kì. Và thích cả cách mà tác giả đặt tựa đề: “Dám bị ghét” – Ngắn gọn nhưng lại thật sự khiến mình tò mò.
Cuốn sách xoay quanh cuộc đối thoại của Triết gia người Nhật dựa trên quan điểm của tâm lý học Adler và sự phản đối kịch liệt của chàng thanh niên trẻ tuổi nhưng luôn mang trong mình nỗi bất hạnh về cuộc sống.
Quan điểm được đưa ra: “Thế giới vô cùng đơn giản và con người có thể hạnh phúc”. Triết gia nghiên cứu rất sâu về tâm lý học Adler, và ông luôn ủng hộ quan điểm trên. Nhưng chàng thanh niên lại khác, anh ta không tin rằng con người có thể tự tạo ra hạnh phúc, mà luôn viện cớ và đổ lỗi cho quá khứ, rằng quá khứ quyết định tất cả, cho hiện tại và cả tương lai.
Ban đầu, khi đọc quyển sách này, thấy bực mình thật sự. Dù biết đó là cách mà tác giả cố tình xây dựng nhân vật, để dễ dàng đi sâu vào vấn đề và phát triển thêm nhiều khía cạnh khác. Nhưng vẫn khó chịu vô cùng, cớ sao lại xuất hiện chàng thanh niên cứng đầu như này? Tại sao mọi lời Triết gia nói, anh lại không chịu lắng nghe mà luôn tìm cách để bảo vệ cái quan điểm tiêu cực đến cực đoan của mình? Ngay cả những lời thoại đối đáp lại với Triết gia làm mình càng khó chịu hơn nữa. Luôn đặt lại những câu hỏi trống không và đôi khi là vô lễ!
Thế nhưng, tại sao anh chàng lại bất hạnh đến thế? Vì anh ta đã sống trong một gia đình luôn bị bố mẹ đem ra so sánh với anh trai của mình. Rằng người anh trai đúng chuẩn “con nhà người ta” luôn chăm chỉ, học hành giỏi giang, lựa chọn công việc theo mong muốn của gia đình. Còn anh ta thì ngược lại, trong mắt bố mẹ, anh ta chẳng ra gì, học hành sa sút, năng lực yếu kém, đến khi lựa chọn công việc cũng đi ngược với mong muốn của gia đình. Thật sự bất hạnh!
Chuyển từ trạng thái bực tức, thì đến đây mình lại đồng cảm với anh nhiều hơn. Giờ thì đã hiểu tại sao anh lại cực đoan đến thế. Vì chẳng ai mong muốn mình bị đem đi so sánh với bất kỳ ai cả.
Ngay ngoài đời thực cũng vậy, bố mẹ nào cũng luôn so sánh con cái mình với hình tượng “con nhà người ta”, rồi mục đích cuối cùng bố mẹ mong muốn là gì chứ? Muốn khoe con nhà người, muốn chê con nhà mình, muốn con mình tốt lên hay muốn con mình nhận thấy bản thân chúng thua kém? Nhưng thật sự thì các bậc phụ huynh đã có cái nhầm lẫn rất nguy hại, việc so sánh trẻ không những không tốt mà nó còn kìm hãm luôn sự phát triển của trẻ. Trẻ bị so sánh sẽ dẫn đến trạng thái bực tức, căm phẫn, đố kỵ,… điều đó vô tình biến các em trở thành một con người ích kỷ lúc nào không hay! Và một điều quan trọng mà mình thấy tồn tại đầy rẫy khắp cuộc sống xung quanh, đó là nhiều bố mẹ thích NGĂN CẤM và CAN THIỆP vào cuộc sống của con cái! Việc con cái yêu ai, bố mẹ đều ngăn cấm. Ngay cả việc chọn ngành mình thích hay công việc mình hứng thú, bố mẹ cũng xen vào. Tại sao chứ?
Như Triết gia có nói: “Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người và người nảy sinh là do can thiệp vào nhiệm vụ của người khác hoặc bị người khác can thiệp vào nhiệm vụ của bản thân. Chỉ cần biết phân chia nhiệm vụ, quan hệ giữa người với người sẽ thay đổi rõ rệt”.
Cũng như việc học tập và làm việc là nhiệm vụ của con cái. Việc ra lệnh “chọn trường A đi”, “chọn công việc B đi” là hành vi can thiệp vào nhiệm vụ của người khác. Thế nên, thay vì ép buộc con cái đi theo lối suy nghĩ của bản thân, tại sao bố mẹ không thử một lần lắng nghe con của mình muốn gì nhỉ?
Để con cái được quyết định cuộc đời của mình cũng là cách giúp chúng thưởng thành và sống tự lập hơn ai hết. Thay vì ngăn cấm, bố mẹ hãy học cách lắng nghe, góp ý và ủng hộ mọi quyết định của con, miễn đừng để con đi sai hướng, là được.
Cũng như trong mối quan hệ giữa người và người, nếu chúng ta biết phân chia nhiệm vụ và không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác, thì chắc chắn mọi xung đột cũng sẽ hạn chế xảy ra.
Có một Ông chủ nọ giàu có… định cho người lái xe của mình 1 tỷ đồng nhưng bị người lái xe từ chối, câu trả lời khiến ông bất ngờ…
Ông chủ giàu có thấy nhân viên lái xe của mình đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Vì muốn người lái xe này vẫn có một cuộc sống ổn định khi về hưu, nên ông chủ này đã đưa cho người lái xe tấm séc trị giá 1 tỷ đồng.
Không ngờ lái xe này đã trả lời, “Không cần đâu ạ, trong tay tôi cũng đã có hơn chục tỷ đồng rồi”. Ông chủ giật mình hỏi: “Anh làm lái xe, lương của anh chỉ có 5 triệu đồng một tháng, làm sao lại tích cóp được nhiều tiền như vậy?”
Lái xe trả lời: “Trong suốt quá trình lái xe, khi ông ngồi ở đằng sau gọi điện và nói là sẽ mua đất ở đâu, tôi cũng mua một ít, ông nói mua cổ phiếu nào, tôi cũng mua một ít, hiện nay ước tính tôi cũng đã có hơn 10 tỷ đồng rồi.”
Qua câu chuyện ngắn này chúng ta có thể thấy khi chúng ta đi cùng triệu phú chúng ta có thể kiếm tiền triệu, đi cùng tỷ phú chúng ta có thể kiếm tiền tỷ. Một cậy rơm rạ hoàn toàn không đáng giá một xu, nhưng nếu như nó được dùng để buộc một mớ rau cải thì nó sẽ có giá của một mớ rau cải. Nếu như nó được dùng để buộc cua biển, thì nó lại có giá đắt đỏ ngang với cua biển.
Nếu như chúng ta ở cùng với những người có lối sống tích cực thì chúng ta cũng suy nghĩ tích cực, nhưng nếu chúng ta sống cùng người tiêu cực, thì chúng ta sẽ suốt ngày than trách số phận hẩm hiu.
Có người nói rằng, cuộc đời của mỗi con người có 3 thứ may mắn nhất: Khi đi học gặp phải thầy giáo tốt, khi đi làm gặp phải tiền bối tốt, khi lập gia đình gặp phải người bạn đời tốt.
Đôi khi chỉ cần một nụ cười, hay một câu nói cũng đủ để tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của chúng ta, và khiến nó trở nên ý nghĩa hơn.
Điều bất hạnh nhất của chúng ta là sống với những người có lối nghĩ tiêu cực, không có kiến thức sâu rộng và cái nhìn toàn diện, điều này sẽ khiên cho cuộc sống của của ta trở nên nhạt nhẽo và vô vị.
Có câu nói rất hay rằng: “Bạn là ai không quan trọng, mà quan trọng là bạn ở cùng với ai!”