Nhiều năm về trước, ai cũng đổ xô đi học tiếng Anh vì nó được cho là ngôn ngữ “king” vì nhu cầu nhận viện trợ và xuất khẩu “chất xám” từ những quốc gia phương Tây. Ngày nay, nếu anh muốn nghiên cứu hay kinh doanh tại bất kì nước sở tại nào thì anh cũng nên học ngôn ngữ địa phương để dễ giao thoa văn hoá, thậm chí là anh có cơ hội hoà hợp tốt. Hơn nữa, với sự lên ngôi của nên kinh tế China thì tiếng Anh chỉ là một sự lựa chọn.
Học thì phải đi đôi với hành, có nghĩa là trong lúc học tập lý thuyết thì phải vận dụng chúng để áp dụng vào thực tế. Chuyện học giống như đi thực tập, trải qua quá trình training xong rồi nhảy vào làm việc thực tế luôn. Như vậy việc học tiếng Anh sẽ càng ngày tiến bộ cũng như tìm phương pháp mới hoặc tự điều chỉnh để thích nghi.

Cố gắng học giao tiếp trước để bản thân cảm thấy “tự tin” hơn, và cố gắng đọc tạp chí nước ngoài viết bằng tiếng Anh sau đó tự tra từ khó để hiểu nghĩa của chúng. Dần dần, bạn sẽ cải thiện khả năng đọc hiểu cũng như tiếp cận nhanh chóng tới quá trình hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mới của mình.
Trong lúc đọc, nghe, nói và viết thì cố gắng áp dụng chúng vào đời sống thực tế. Điều đó sẽ giúp bạn học nhanh và nhớ lâu hơn. Càng tiếp xúc, cơ hội đột phá sẽ càng cao. Và những lúc luyện ngữ pháp, hãy làm bài tập và làm tới lui những bài tập cũ 1-2 lần để giúp bản thân mình nhớ lâu hơn.
Tuổi tác sẽ ảnh hưởng tới quá trình ghi nhớ, do đó khi còn trẻ thì dễ hơn. Ở cái tuổi chạng vạng thì việc học nên phải lặp đi lặp lại và áp dụng chúng thường xuyên khi có thể. Bạn nên tìm và tham gia những cộng đồng nói tiếng Anh và giao lưu gặp gỡ thường xuyên. Ví dụ: 3 ngày 1 tuần (hoặc đan xen những thành viên khác, nay gặp đứa này mai gặp đứa kia cho hợp lý)
Đừng lãng phí thời gian đi tìm phương pháp học tiếng Anh cho mình. Hãy ngồi đọc sách, tìm cách hiểu chúng và “gặp” chúng thường xuyên nhất. Ngoài ra, tham gia vào hội nhóm và câu lạc bộ để tìm cách dùng chúng thường xuyên nhất có thể.