Vai trò của Marketing đối với Doanh nghiệp

Marketing là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Sau đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra.

Marketing là lĩnh vực hoạt động hay giao dịch kinh doanh rất rộng lớn, bao gồm các loại như sau:

  • Tiếp thị, chiến lược truyền thông
  • Phát triển thương hiệu
  • Thiết kế
  • Định giá
  • Nghiên cứu thị trường
  • Tâm lý khách hàng
  • Định vị khách hàng
  • Đo lường hiệu quả

Yếu tố cốt lõi của Marketing chính là sự thấu hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Là cơ sở để phát triển lâu dài trong tương lai.

Marketing là phương thức hiệu quả để thu hút khách hàng

Thu hút khách hàng qua thị trường mục tiêu là mục đích rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thu hút khách hàng khác với việc chào hàng. Đó là việc cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm mới và doanh nghiệp bạn.

Hãy cho khách hàng của bạn biết những điều hấp dẫn mà họ chưa biết. Hãy đưa ra những nội dung thật thú vị, để thuyết phục khách hàng và làm hài lòng khách hàng xứng đáng với thời gian mà họ dành cho bạn.

Marketing giúp xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp

Xây dựng mối quan hệ công chúng bằng việc nghiên cứu tâm lý và hành vi khách hàng, Marketing hiện đại giúp các doanh nghiệp uy tín có thể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để từ đó tạo mối quan hệ và được lòng tin của họ.

Những khách hàng trung thành sẽ có niềm tin để sẵn sàng mua nhiều sản phẩm hơn từ doanh nghiệp để từ đó trở thành khách hàng thân thiết và lâu dài. Hay nói chính xác người ta không mua sản phẩm mà mua những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại.

Marketing giúp gia tăng doanh số bán hàng

Marketing sử dụng nhiều cách khác nhau để quảng bá và phân phối, cũng như vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ, ví dụ như chiến lược giảm giá, khuyến mãi ưu đãi…

Một khi sản phẩm mới đã được quảng cáo, bạn sẽ có nhiều cơ hội để bán hàng hơn. Khách hàng có thể sẽ muốn dùng thử tính năng mới của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Marketing giúp đưa ra nhiều sự lựa chọn về doanh thu

Trong giai đoạn mới thành lập, doanh nghiệp thường có rất ít sự lựa chọn vì chưa có nhiều tiền.

Các chiến lược Marketing sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng và nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập. Nhờ đó mà bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.

Phân loại và chức năng của Marketing

Marketing chính là quá trình thực hiện các hoạt động với mục đích đạt được những mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng để điều khiển các dòng hàng hoá dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất đến khách hàng hay người tiêu dùng.

Marketing được phân thành hai loại sau:

Marketing truyền thống: Các hoạt động Marketing chỉ xảy ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing chính là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó là trên các kênh truyền thông. Về bản chất thì Marketing cổ điển chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh những hàng hoá và dịch vụ mà không chú trọng đến khách hàng.

Marketing hiện đại: Sau khi Marketing hiện đại ra đời thì nó đã góp phần to lớn vào việc khắc phục các tình trạng khủng hoảng thừa thải và nâng cao việc thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Marketing hiện đại đã chú ý tới khách hàng nhiều hơn và nhắm đến thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất hàng hoá.

Marketing có mục tiêu chính là tối đa hoá các lợi nhuận nhưng nó chính là các mục tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn chính là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu của khách hàng.

Những chức năng của marketing

Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, không như trước kia chỉ thiên về việc phục vụ nhu cầu thiết yếu thì giờ đây mở rộng ra sinh lý, tâm linh, trình độ kiến thức, vị trí xã hội… Nếu có thể thực hiện chuỗi hoạt động Marketing ngay trong doanh nghiệp của mình thì chúng ta sẽ thâu tóm và chi phối được các phần thiên về kỹ thuật, tiêu chuẩn của sản phẩm và nghiên cứu thị trường các xí nghiệp như bao bì, nhãn hiệu… để nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chức năng làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu của khách hàng: Dựa vào việc nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi mua hay không mua của khách hàng, các nhà sản xuất kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm và hàng hoá làm hài lòng khách hàng khi họ khó tính nhất.